Chiều 19/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Gia Khiêm đã làm việc với Ban điều hành Đề án 112.

Điều phải đến của một đề án không hiệu quả

Ngày 25/7/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 112/2001/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005 (tin học hóa quản lý hành chính nhà nước được hiểu là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý của hệ thống các cấp hành chính nhà nước). Sau này để đơn giản, mọi người gọi tắt là Đề án 112, lâu dần thành quen.

Sau khi nghe Trưởng ban điều hành Đề án 112 Vũ Đình Thuần báo cáo; ý kiến đóng góp của Văn phòng Chính phủ và các Bộ: Bưu Chính viễn thông, Khoa học Công nghệ, Nội vụ, Tài chính, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ghi nhận một số việc làm của Đề án như: Trang bị thiết bị tin học, máy tính cho các Bộ, ngành, địa phương; mở các khóa đào tạo tin học văn phòng cho cán bộ, công chức…

Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ: Đề án 112 đã không thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ tin học hóa quản lý hành chính nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao. Thủ tướng bức xúc nhận xét, nhiều năm làm việc ở trụ sở Chính phủ, từ khi có Đề án 112 đến nay, không thấy mang lại tiện ích, ứng dụng nào cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng kết luận: Ngừng triển khai Đề án 112. Ban điều hành Đề án phải tiến hành tổng kết, nghiêm túc kiểm điểm việc không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ; khẩn trương thực hiện kiểm toán, giải quyết những vấn đề tồn tại, liên quan.

Triển khai tin học hóa theo hướng mới, thiết thực, hiệu quả hơn

Thủ tướng nhấn mạnh: Tin học hóa quản lý hành chính nhà nước phải được tiếp tục triển khai mạnh mẽ, nhưng thực hiện theo đúng Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ mà Thủ tướng vừa ký ban hành trong tháng 4 này.

Được biết, trong Nghị định 64/2007/NĐ–CP qui định như sau: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch 5 năm về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan mình, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Người đứng đầu cơ quan nhà nước phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực, địa phương và tổ chức, cơ quan của mình; quyết định các biện pháp nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin.

Chính phủ khuyến khích các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai các sáng kiến, chương trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin có sự phối hợp với nhau, tạo cơ sở hạ tầng thông tin chung và tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân…

Đẩy nhanh tiến độ phát triển Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Trao đổi với Lãnh đạo Website Chính phủ, sáng nay (20/4), tại TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa nhấn mạnh đến vai trò và sự cần thiết của Cổng thông tin điện tử Chính phủ đối với yêu cầu của sự phát triển và lưu ý ý nghĩa vì sao Thủ tướng quyết định Website Chính phủ chuyển thành Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Cổng thông tin điện tử Chính phủ thực hiện đồng thời 3 chức năng, nhiệm vụ chủ yếu: là Báo điện tử của Chính phủ; Kết nối mạng thông tin hành chính của Chính phủ; là Cổng dịch vụ công về thông tin của Chính phủ, nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nhân dân và công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như của các cấp hành chính… trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Thủ tướng nhắc Website Chính phủ phối hợp với Văn phòng Chính phủ, tiến hành ngay các bước theo quy định, khẩn trương chuyển sang cơ chế, hoạt động thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

Thêm một công ty nữa tại Việt Nam đã ký thoả thuận sử dụng phần mềm hợp pháp của Microsoft, đó là G7 Mart, tập đoàn bán lẻ lớn nhất VN.

Theo bản ghi nhớ này, G7 Mart sẽ tiêu chuẩn hóa hệ thống CNTT của mình với các sản phẩm phần mềm Microsoft chính hãng. Đây là quyết định hợp pháp hóa phần mềm Windows cho trụ sở chính của G7 Mart và sử dụng giải pháp Microsoft Dynamics (RSM) là giải pháp cho các ứng dụng CNTT cho gần 500 cửa hàng của G7 tại VN.

Theo ông Steve Helvie, Giám đốc phát triển kênh phân phối khu vực của tập đoàn Microsoft, giải pháp RSM sẽ là công cụ, giải pháp hỗ trợ phù hợp và hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh của G7. Ông cũng cho rằng việc một tập đoàn bán lẻ lớn như G7 sử dụng bản quyền hợp pháp là một điển hình trong việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ trong khu vực kinh tế tư nhân tại VN



Như vậy, phải hơn 1 năm sau khi bản Office 2007 dành cho Windows ra đời thì phiên bản dành cho máy Mac mới được xuất xưởng.

"Office 2008 for Mac" sẽ được phát hành vào ngày 15/1 tới đây tại Mỹ - đó là ngày khai mạc triển lãm Macworld hàng năm của Apple tại San Francisco, và sau đó sẽ lần lượt có mặt ở những thị trường lớn khác trong quý I/2008.

Bộ phần mềm ứng dụng văn phòng này gồm có 3 bản: bản Basic giá 400 USD với tất cả các ứng dụng Office; bản "Home and Student" có tới 3 giấy phép sử dụng giá 150 USD; và bản "Special" bao gồm tất cả bộ Office kèm theo ứng dụng quản trị ảnh "Expression Media for Mac" giá 500 USD.

Gói nâng cấp từ Office 2004 lên bản Basic giá 240 USD, lên bản Special giá 300 USD.

Như vậy, phải hơn 1 năm sau khi bản Office 2007 dành cho Windows ra đời thì phiên bản dành cho máy Mac mới được xuất xưởng. Office 2008 for Mac sẽ hỗ trợ định dạng file Open XML và bộ ứng dụng này có thể chạy trên cả máy Mac nền Intel và Power PC. Bộ phần mềm ứng dụng văn phòng này có bản tiếng Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Phần Lan, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Na Uy, Tây Ban Nha và Thuỵ Điển.



Lượng bán cắt lỗ mạnh đã khiến Vn-Index giảm gần 8 điểm xuống 255,09 điểm. “Điểm sáng” duy nhất trong phiên GD hôm nay 18/2 là KLGD tăng mạnh với trên 11 triệu cổ phiếu

Đóng cửa phiên giao dịch sáng nay, Vn-Index giảm 7,98 điểm xuống 255,09 điểm, mức điểm thấp nhất kể từ tháng 9/2005. Đây là phiên thứ 2 liên tiếp khối lượng giao dịch tăng mạnh - đạt 11,3 triệu cổ phiếu, tương đương 214,81 tỷ đồng.

Mặc dù thị trường đang trong giai đoạn ảm đạm song nguồn cung liên tục gia tăng khi hôm nay, cổ phiếu NBB của CTCP Năm Bảy Bảy chính thức được giao dịch 15,4 triệu cổ phiếu trên sàn HoSE. Đóng cửa, NBB đạt 21.600 đồng/CP, giao dịch hơn 560.000 đơn vị.

Các cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn phiên này là BHC (tăng 500 đồng), UNI, BBC và DPC (tăng 300 đồng), giao dịch xoay quanh mức 200.000 - 300.000 cổ phiếu/mã.

Các cổ phiếu giảm mạnh nhất sàn là DHG, giảm sàn 5.000 đồng xuống 100.000 đồng/CP, VIC, SGH, IMP và BT6 giảm 3.000 đồng/CP.

Về khối lượng giao dịch, STB đột ngột giao dịch trên 1,22 triệu cổ phiếu, tăng 36% so với phiên trước. Các cổ phiếu khác giao dịch mạnh là SSI (700.000 cp), VFMVF1 (678.000 cp), NBB (560.000 cp), SAM (480.000 cp).

Tất cả các cổ phiếu này đều giảm điểm, trong đó SSI và STB giảm sàn xuống 24.500 đồng và 14.500 đồng/CP.

Điều đặc biệt trong phiên giao dịch sáng nay là cả sàn có duy nhất 1 cổ phiếu tăng trần TRI là cổ phiếu bị bán sàn nhiều nhất trong các phiên trước. TRI tăng nhẹ 200 đồng lên 4.800 đồng/CP.

Số lượng cổ phiếu bị bán sàn khá lớn, các cổ phiếu blue-chips như HAG, DPM, VNM, FPT, HPG… đều giảm.

Bên sàn Hà Nội, HASTC-Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp xuống mức thấp nhất kể từ khi sàn này đi vào hoạt động 8/3/2005. Cụ thể, chỉ số HASTC-Index giảm 3,39 điểm (3,85%) xuống 84,62 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 18/2 đạt 4,7 triệu đơn vị, trị giá 83,9 tỷ đồng, phiên trước là 4,4 triệu đơn vị và 82,6 tỷ đồng.

Copyright 2010 Pine's Blog
Lunax Free Premium Blogger™ template by Introblogger